Nghệ thuật không chỉ là nguồn khơi gợi cảm hứng mà còn chứa đựng nhiều bí ẩn bất ngờ. Những nghệ sĩ "lão làng" thường thêm một vài chi tiết ẩn giấu thông điệp của họ mà không phải ai cũng có thể nhận ra ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Hãy quan sát những
bức họa vang bóng một thời và cố gắng giải mật chi tiết bí ẩn. Trong số đó, phát hiện chi tiết trong bức họa nàng Monalisa có thể khiến bạn "vỡ òa" vì bất ngờ.
1. Bức tranh của Van Gogh bị cắt sai tai
Bức chân dung Van Gogh có vị trí tai bị cắt sai lầm.
Bức tranh chân dung "kinh điển" của danh họa Van Gogh hóa ra lại bắt nguồn từ câu chuyện khá thú vị. Trong bức tranh này mô tả người nghệ sĩ bị thương ở tai bên phải.
Tuy nhiên, trong thực tế, Van Gogh đã tự cắt tai trái của ông. Sự khác biệt kỳ lạ này được giải thích, đó là khi họa sĩ Van Gogh vẽ chân dung chính mình, ông đã sử dụng một chiếc gương để quan sát bản thân. Có lẽ vì vậy mà chiếc tai bị cắt bỏ lại nằm ở bên trái.
2. Nàng Monalisa thiếu răng cửa
Nụ cười bí hiểm của nàng Monalisa khiến bao người thổn thức hóa ra lại là do một khiếm khuyết về răng cửa.
Nàng Monalisa là một trong những tác phẩm để đời và nổi tiếng bậc nhất của danh họa tài ba Leonardo da Vinci. Bức tranh về người phụ nữ tài sắc này chứa rất nhiều bí ẩn ly kỳ và thú vị.
Joseph Borkowski, một chuyên gia nghệ thuật người Mỹ đồng thời là bác sĩ nha khoa đã đưa ra tuyên bố bí ẩn về nụ cười "mê người" của nàng Monalisa. Qua quá trình xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng, Monalisa có thể thiếu răng cửa và khiếm khuyết này góp phần tạo nên sự bí ẩn trong nụ cười của nàng Monalisa.
3. Tranh trong tranh: Người phụ nữ kỳ lạ xuất hiện gần nhạc công già
Hình ảnh người phụ nữ đang bế con xuất hiện trong bức họa nổi tiếng của Picasso.
The Old Guitarist (tạm dịch là "Nhạc công guitar già") là một tác phẩm nổi tiếng của danh họa Pablo Picasso. Tuy nhiên, bức tranh lại ẩn giấu chi tiết kỳ lạ và khó hiểu. Cụ thể, nếu nhìn kỹ vào bức tranh, bạn có thể sẽ nhìn thấy một gương mặt lờ mờ ở phần cổ sau đầu của người nhạc công.
Sau khi chụp X-quang, các nhà nghiên cứu từ Viện Nghệ thuật Chicago phát hiện hình ảnh người phụ nữ đang bế con, kề bên một con bò và con cừu ẩn trong bức tranh.
Giải thích cho sự kỳ lạ này, các nhà nghiên cứu phỏng đoán có thể Picasso từng phải sống chật vật và khó khăn. Do đó, ông không có đủ tiền để mua những bức tranh sơn dầu mới và thường tái sử dụng những bức tranh cũ nhiều lần bằng cách sơn lại.
4. Bí ẩn "lời tiên tri" trong bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng
Leonardo là một danh họa thiên tài, tinh thông nhiều lĩnh vực. Ông đã để lại một lời tiên đoán "ngày tận thế" trong bức họa kinh điển bằng những thuật toán khó hiểu.
"Bữa ăn tối cuối cùng" là bức tranh rất nổi tiếng của danh họa người Italia Leonardo da Vinci. Đây là một trong số những bức họa gây nhiều tranh cãi vì ẩn chứa nhiều chi tiết khó hiểu.
Sabrina Sforza Galitzia, một nhà nghiên cứu người Vantican cho rằng, trong bức tranh "
Bữa ăn tối cuối cùng" (
The Last Supper), Leonardo da Vinci đã ngầm tiên đoán về "
ngày tận thế" của loài người sẽ rơi vào ngày
21/3/4006.
Để đi đến kết luận này, Savrina đã phải tiến hành giải mã thuật toán và chiêm tinh học trong bức tranh.
Bàn tay của Chúa Kitô và 12 vị tông đồ cùng nhiều bánh mỳ trên bàn tiệc còn ẩn giấu những ký hiệu âm nhạc kỳ lạ.
Đây không phải là bí ẩn khó lý giải duy nhất trong "Bữa ăn tối cuối cùng". Người ta còn phát hiện thấy những ký hiệu âm nhạc lạ trong bức tranh, giống như một giai điệu ngắn.
5. Thế giới màu vàng trong tranh của Van Gogh
Màu vàng xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nổi tiếng của danh họa Van Gogh.
Không chỉ có phong cách vẽ đặc biệt mà Van Gogh còn có thói quen kỳ lạ. Đó là hầu hết tất cả các bức tranh của danh họa đều sử dụng màu vàng chủ đạo. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, Van Gogh thích màu vàng có thể là một tác dụng phụ của thuốc mà ông sử dụng khi điều trị bệnh trầm cảm.
Những tác phẩm toàn màu vàng phản ánh phần nào câu chuyện bí ẩn trong đời thường mà Van Gogh phải trải qua.
6. Hình ảnh giải phẫu não trong bức tranh
Bức tranh nổi tiếng có hình ảnh về giải phẫu não bộ.
Bức tranh Sistine Chapel: The Separation of Light and Darkness (tạm dịch: Nhà nguyện Sistine: Sự chia cắt của ánh sáng và bóng tối) hóa ra lại chứa đựng chi tiết kỳ lạ.
Nếu quan sát kỹ bức họa, bạn sẽ nhận thấy hình ảnh giải phẫu một bộ não ẩn giấu ở phần cổ của nhân vật. Hiện nguyên nhân của chi tiết bất ngờ này vẫn được các chuyên gia nghiên cứu và cố gắng giải đáp.
7. Cảnh đêm hóa ra ban ngày
Sau khi dùng bồ hóng, các chuyên gia phát hiện bối cảnh thật sự của bức họa nổi tiếng thế giới.
The Night Watch (tạm dịch là "Tuần tra đêm") là bức họa nổi tiếng thế giới của họa sĩ Rembrandt van Rijin hoàn thành vào năm 1642. Sau nhiều thế kỷ, mãi đến năm 1947, các chuyên gia mới phát hiện ra chi tiết đầy bất ngờ trong tác phẩm kinh điển này.
Theo đó, khi làm sạch bức tranh bằng một lớp bồ hóng, giới chuyên gia đã phát hiện ra bối cảnh thực sự của bức họa hóa ra là ánh sáng ban ngày chứ không phải ban đêm.
8. Trả thù "người yêu" trong bức tranh nổi tiếng
Bức họa về quý bà Adele Bloch-Bauer là một trong những tác phẩm kinh điển và nổi tiếng của họa sĩ tài ba Gustav Klimt.
Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của Gustav Klimt là vẽ quý bà Adele Bloch-Bauer, vợ của ông trùm người Áo trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đường - Ferdinand Bloch-Bauer.
Ông Ferdiand phát hiện ra chuyện tình của Adele và Klimt nên quyết tâm trả thù. Ferdinand tin rằng, việc thuê Klimt vẽ hàng trăm bức chân dung về Adele sẽ khiến người họa sĩ trở nên chán ghét bà.
9. Tật "lác mắt" của danh họa Rembrandt Margaret
Chứng bệnh lạ về mắt đã giúp Rembrandt tạo ra những tác phẩm hội họa kinh điển.
Margaret Livingstone và Bevil Conway nghiên cứu bức chân dung của Rembrandt và phát hiện thấy họa sĩ tài ba này mắc phải hội chứng stereoblindness (mù lập thể).
Điều này khiến cho họa sĩ người Hà Lan nhìn mọi vật dưới hình dạng 2D thay vì 3D. Tuy nhiên, có thể chính hội chứng đặc biệt này đã giúp Rembrandt tạo ra những kiệt tác bất hủ.
Ảnh/Nguồn: Brightside