Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

@ Cận cảnh ngôi làng bích họa tuyệt đẹp ở Hà Nội

Cận cảnh ngôi làng bích họa tuyệt đẹp ở Hà Nội

( infonet.vn )

Chỉ nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 10 km, ngôi làng bích họa nằm tại thôn Chử Xá, xã Văn Đức (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) với những bức vẽ tuyệt đẹp về cảnh làng quê và cuộc sống nông nghiệp, hứa hẹn sẽ là điểm đến thu hút khách du lịch trong tương lai gần.


Chử Xá nằm ven sông Hồng, vốn là quê hương của Chử Đồng Tử - một trong 4 thành tứ bất tử của Phật giáo Việt Nam.
Từ lâu nay, làng Chử Xá chính là nơi trồng rau, củ quả có tiếng cung cấp cho thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh xung quanh. Tuy nhiên, gần đây làng này còn được biết đến với cái tên mới, làng bích họa Chử Xá.
Tại Việt Nam từng có các làng bích họa như: Tam Thanh - Đà Nẵng; Ghành Yến Bình Hải - Quảng Ngãi; Lý Sơn (Quảng Ngãi)… đã tạo được nhiều dấu ấn trong lòng du khách trong và ngoài nước.
Tuy nhiên tại Hà Nội, làng Chử Xá được coi là làng bích họa đầu tiên của thủ đô.
Điểm đặc biệt của làng bích họa Chử Xá là những bức vẽ đặc tả cảnh làng quê gắn liền với nông nghiệp, cảnh sinh hoạt cộng đồng tại Bắc Bộ.
Hơn 20 bức tranh với nội dung gắn với văn hóa lịch sử của thôn Chử Xá được vẽ lên những bức tường quanh làng đã tạo nên một diện mạo mới cho phong cảnh nơi đây.
Mỗi bức họa đều hết sức đơn sơ, mô tả lại những hình ảnh quen thuộc của chính người nông dân Chử Xá và đời sống của họ như: những luống rau, quả bí... đến những sạp bán rau thường nhật.
Các vật dụng thường ngày mà chúng ta thường thấy ở các làng quê (cuốc, xẻng...).
Được biết, để hoàn thành một bức bích họa mất khoảng 3 đến 4 ngày.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

@ Bộ sưu tập 169 tranh về cầu Long Biên

Bộ sưu tập 169 tranh về cầu Long Biên

Tin Cũ 2011
(TT&VH Online) - Triển lãm Cầu Long Biên – Ký ức và hiện tại khai mạc chiều qua (19/12) tại Nhà triển lãm (93 - Đinh Tiên Hoàng, HN).
Đây là cuộc triển lãm có quy mô lớn và mang nặng tâm huyết của các họa sĩ Hà Nội từ nhiều thế hệ. Để có cuộc triển lãm này, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức 5 chuyến đi thực tế, đưa các họa sĩ đến trực tiếp cầu Long Biên để vẽ. Mỗi chuyến đi thực tế vẽ cầu Long Biên có khoảng 10 họa sĩ tham gia.
Một góc triển lãm
Triển lãm trưng bày 169 tác phẩm hội họa và 2 tác phẩm điêu khắc về cầu Long Biên của 111 hội viên Hội Mỹ thuật Hà Nội và 60 họa sĩ trẻ. 
Cả phòng tranh 93 Đinh Tiên Hoàng treo kín các bức vẽ về cầu Long Biên, đến không còn khoảng trống nào. Cuối cùng, hết chỗ treo, nhiều tác phẩm phải mang đến 19- Hàng Buồm để trưng bày. 
Nội dung xuyên suốt của các bức tranh tham gia triển lãm đều xoay quanh cây cầu Long Biên quá khứ và hiện tại. Cây cầu này đã gắn liền với lịch sử cách mạng, những kỉ niệm sống, tình yêu, hạnh phúc của người Hà Nội và chứng kiến bao đổi thay của Thủ đô nghìn năm tuổi. 
Thông qua tác phẩm, các họa sĩ Hà Nội thể hiện tình cảm của mình với cây cầu trăm tuổi. Trong đó có nhiều bức tranh của các họa sĩ tên tuổi khắc họa về một cây cầu trải qua bao năm tháng từ trong chiến tranh khói lửa đến hiện tại với cuộc sống người Hà Nội thanh bình và đang vững bước hướng tới tương lai.
Triển lãm mở cửa đến 29/12  tại 93 Đinh Tiên Hoàng và 19 Hàng Buồm, HN
Xin giới thiệu một số bức vẽ về cây cầu trăm tuổi này

Long Biên mùa thu, sơn dầu của Phạm Tuấn Minh
Ban mai hồng sơn dầu của Nguyễn Trung Sơn
Sóng sông Hồng - sơn dầu và gốm của Nguyễn Thu Thủy- Tác giả Con đường gốm sứ
Rồng, sơn dầu của Ngô Thành Nhân 
Đất lành, sơn dầu của Lê Đức Biết

Cầu Long Biên một thời bình yên, sơn dầu của Phạm Kim Bình
Phố cũ Hà Nội của cố họa sĩ Vũ Giáng Hương
Công chúng xem bộ sưu tập
H.Thương
@@@@@
Ảnh TT