Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

@ Những bức tranh nổi tiếng nhất của hội họa Nga

Những bức tranh nổi tiếng nhất của hội họa Nga

Dân trí Đây là những bức tranh đã đi vào văn hóa đại chúng Nga, hầu như người dân Nga nào cũng biết đến.

Những bức tranh này bạn có thể bắt gặp được treo trên tường trong khách sạn tại Nga (đương nhiên là tranh chép), hay xuất hiện trên lịch, hoặc vỏ hộp sôcôla... Nhìn ngắm những bức tranh này và bạn sẽ phần nào hình dung ra tính cách con người Nga.

Bức “Người đàn bà xa lạ” (1883) - Ivan Kramskoy
Nhấn để phóng to ảnh
Bức “Người đàn bà xa lạ” (1883) - Ivan Kramskoy

Bức tranh nổi tiếng nhất của Kramskoy có nhiều bí mật ẩn chứa. Họa sĩ không bao giờ tiết lộ danh tính của người mẫu xuất hiện trong tranh, có nhiều giả thuyết về người đẹp “xa lạ nhưng rất đỗi thân quen” này. Dù vậy, không ai có thể khẳng định người đẹp là ai, chỉ biết, người ta hay gọi nàng là “Mona Lisa của nước Nga”.

Bức “Trấn áp cuộc nổi dậy của lực lượng cấm vệ Streltsy” (1881) - Vasily Surikov
Nhấn để phóng to ảnh
Bức “Trấn áp cuộc nổi dậy của lực lượng cấm vệ Streltsy” (1881) - Vasily Surikov

Bức tranh khắc họa một sự kiện mang tính lịch sử của Nga và được biết tới là tác phẩm ấn tượng đầu tiên trong sự nghiệp của họa sĩ Vasily Surikov, hiện tranh đang được trưng bày tại triển lãm Tretyakov ở Moscow.

Bức “Cô gái bên những trái đào” (1887) - Valentin Serov
Nhấn để phóng to ảnh
Bức “Cô gái bên những trái đào” (1887) - Valentin Serov

Bức tranh này đã giúp Serov trở nên nổi tiếng và được xem là bậc thầy của những bức chân dung có chiều sâu tâm lý. Bức tranh khắc họa cô bé 12 tuổi Vera Mamontova, con gái của nhà tư bản Savva Mamontov - một trong những người Nga giàu nhất thời kỳ đó, cô bé đang ngồi trong phòng ăn của gia đình khi họa sĩ đến vẽ chân dung.

Bức “Đêm trăng trên sông Dnieper” (1880) - Arkhip Kuindzhi
Nhấn để phóng to ảnh
Bức “Đêm trăng trên sông Dnieper” (1880) - Arkhip Kuindzhi

Bức tranh siêu phẩm được triển lãm ở St. Petersburg hồi năm 1880 trong một cuộc triển lãm chỉ có duy nhất một tác phẩm được trưng bày, ngay lập tức tác phẩm gây được hiệu ứng mạnh. Người đến xem tranh bị thu hút bởi cách khắc họa chân thực lạ lẫm của ánh trăng phản chiếu trên dòng Dnieper.

Bức “Chân dung nhà thơ Nga Alexander Pushkin” (1827) - Orest Kiprensky
Nhấn để phóng to ảnh
Bức “Chân dung nhà thơ Nga Alexander Pushkin” (1827) - Orest Kiprensky

Đây là bức chân dung được biết tới nhiều nhất khắc họa nhà thơ nổi tiếng người Nga Alexander Pushkin. Sau khi bức tranh được hoàn thành, Pushkin đã dành tặng bài thơ “Gửi Kiprensky” cho họa sĩ. Ông cảm động vì nhìn vào bức tranh như soi thấy chính mình trong gương và hình ảnh trong gương ấy khiến ông thực sự hài lòng.

Bức “Sự hiện thân của Chúa trước con người” (1837-1857) - Alexander Ivanov
Nhấn để phóng to ảnh
Bức “Sự hiện thân của Chúa trước con người” (1837-1857) - Alexander Ivanov

Họa sĩ Ivanov đã thực hiện bức tranh này trong 20 năm, tạo nên từ hơn 600 bức phác họa. Bức tranh khi hoàn tất đã được mua bởi Hoàng đế Nga Alexander II.

Bức “Làn sóng thứ 9” (1859) - Ivan Aivazovsky
Nhấn để phóng to ảnh
Bức “Làn sóng thứ 9” (1859) - Ivan Aivazovsky

Là một thiên tài hội họa, đặc biệt trong khắc họa cảnh biển, Aivazovsky là một trong những họa sĩ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất của hội họa Nga. Trong đó, bức “Làn sóng thứ 9” được xem là siêu phẩm đỉnh cao của ông.

Bức “Đàn quạ trở về” (1871) - Aleksey Savrasov
Nhấn để phóng to ảnh
Bức “Đàn quạ trở về” (1871) - Aleksey Savrasov

Bức tranh này đã được giới thiệu trong chương trình phổ thông của Nga nên mọi cô bé, cậu bé Nga đều quen thuộc. Tác phẩm cũng được xem là thành công nhất trong sự nghiệp hội họa của Savrasov, không bức tranh nào khác của ông được biết tới nhiều như tác phẩm này.

“Ngựa đỏ đi tắm” (1912) - Kuzma Petrov-Vodkin
Nhấn để phóng to ảnh
“Ngựa đỏ đi tắm” (1912) - Kuzma Petrov-Vodkin

Được xem là họa sĩ đi tiên phong của hội họa Nga, Kuzma Petrov-Vodkin được biết đến nhiều nhất với bức tranh ẩn dụ về những thay đổi trong đời sống xã hội Nga thời bấy giờ.

Bức “Hình vuông đen” (1915) - Kazimir Malevich
Nhấn để phóng to ảnh
Bức “Hình vuông đen” (1915) - Kazimir Malevich

Theo đuổi trường phái tuyệt đỉnh (Suprematism), bức “Hình vuông đen” cho thấy những quan niệm triết học của Malevich trong nghệ thuật.
Bích Ngọc
Theo Russia Beyond
@@@@@

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét