Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

@@ DO ART: HƯỚNG DẪN VẼ CHÂN DUNG CHÌ

 

 DO ART  Vẽ chân dung góc chính diện không bao giờ là dễ, từ dựng hình cho đến cách tả sáng tối, nhưng lại là góc đầu tiên cơ bản mà bất kì người học vẽ chân dung nào cũng phải kinh qua. Nếu chỉ dựa vào công thức tỉ lệ căn bản để vẽ nên 1 chân dung thì chắc hẳn ai cũng vậy, chỉ cần 1 ngày 2 ngày là có thể làm được rồi và chỉ dừng ở mức căn bản thôi. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta đang học vẽ CHÂN DUNG, tức là vẽ cho ra khuôn mặt và thần thái của 1 nhân vật, chứ không phải là vẽ 1 chân dung đơn thuần góc chính diện - trăm người như một.


Để vẽ nên 1 chân dung thì có rất nhiều cách, cách mà Trung tâm Mỹ thuật DO ART sắp hướng dẫn sau đây cũng chỉ là 1 trong nhiều cách hướng dẫn khác nhau mà thôi.

Bước 1:
-    Trước mắt để vẽ được chân dung chúng ta cần phải thuộc tỉ lệ căn bản đã. 
-    Khi đã thuộc tỉ lệ căn bản, chúng ta đối chiếu tỉ lệ căn bản so sánh với tỉ lệ chân dung của người mẫu rồi sơ phác ra gương mặt của họ.
-    Nên nhớ tỉ lệ chân dung căn bản hơi khác sau khi đối chiếu với chân dung của người mẫu bởi vì không phải chân dung nào cũng giống nhau. Chân dung của thanh thiếu niên nam nữ sẽ khác so với chân dung cao niên, đồng thời cũng khác nhiều so với chân dung nhi đồng. Đó là lí do mà tôi mới đề cập đến bên trên, tức là để vẽ ra 1 chân dung đúng nghĩa chúng ta phải bỏ công quan sát và ngắm nghía đặc điểm người mẫu, khái quát đặc điểm chân dung của họ lại thành những khuôn hình căn bản ví dụ như hình vuông, tròn, thang, tam giác… giống như trong hoạt hình vậy, từ đó mới bắt đầu sơ phác.
-    Sau khi phác ra chân dung người mẫu xong rồi, tôi liên tục lùi ra xa để so sánh và vừa nhìn bức vẽ vừa nhìn mẫu để chỉnh sửa những gì còn thiếu sót, đồng thời lọc hình lại cho gọn gàng sạch sẽ hơn.
-    Hình hài ổn rồi mới nên phân diện cho gương mặt, đọc và tham khảo những nhóm cơ và khối chính trên gương mặt để phân diện ra cho đúng cấu trúc. Có 1 vấn đề nữa mà tôi muốn nhắc các bạn là không  nên chia quá nhiều diện nho nhỏ mà quên đi mất tổng thể vì gương mặt sẽ bị nát.
ve-chan-dung-chinh-dien-do-art-1

Bước 2:
-    Chuốt chì nhọn để đan nét sáng tối lớn rõ ràng trên bài vẽ.
-    Nên lên sắc độ đậm nhạt có độ tương phản rõ ràng. Những phần như tóc, lông mày, mắt, áo nên cho đậm hơn da người một chút.
-    Tranh thủ vẽ không gian nền ngay từ ban đầu vì bài vẽ có không gian sẽ tăng thêm độ tương phản sẽ làm cho bài vẽ hoàn thiện hơn, đồng thời làm cho bức tranh nhìn thêm tình cảm.
-    Để vẽ chân dung có hồn chúng ta nên tập trung công lực vào đôi mắt và những cử chỉ nho nhỏ đặc trưng của nhân vật nhiều 1 chút. Ở đây đầu người mẫu hơi nghiêng, gương mặt đăm chiêu bẩm sinh thể hiện qua ánh mắt hơi nhíu mày nhìn có vẻ suy tư mặc dù tôi đã yêu cầu người mẫu thoải mái khi tạo dáng.
ve-chan-dung-chinh-dien-do-art-2

Bước 3:
-    Tăng đậm diện tối của bức vẽ sao cho độ tương phản càng rõ càng tốt. Chỉ cần nhấn nhá độ đậm ở những vùng đỉnh khối sau đó buông mờ ra vùng không gian phía sau cũng đủ để bài vẽ trở nên chắc chắn về khối.
-    Lưu ý nên chuốt chì nhọn để đan nét rõ ràng, không nên để chì quá cùn vì sẽ dễ bị bết bài vẽ.
-    Tăng đậm tóc, tóc được vẽ theo quy luật khối cầu là đủ để thể hiện độ cong mềm mại.
-    Diện tối của góc chính diện nhiều hay ít tùy thuộc vào hướng của nguồn sáng. Ở đây, do nguồn sáng chiếu từ góc chếch ¾ nên diện tích của mặt tối trên gương mặt người mẫu ít và gắt nên độ phản quang không được nhiều cho lắm.
-    Đối với ánh sáng như thế này, để tả khối và chiều sâu của diện sáng cho tốt chúng ta cần phải nắm vững về quy luật khối. Dùng chì nhạt độ tập trung đánh ở những vùng lõm của khối trước rồi mới đánh những vùng lồi ra sau.
ve-chan-dung-chinh-dien-do-art-3

Bước 4:
-    Sử dụng chì 4b để nhấn đậm những chỗ đỉnh khối trên gương mặt, lông mày, tóc...
-    Vẽ kĩ những phần trong tối như mắt, cánh mũi, môi, yết hầu mà bước 3 chưa thực hiện. Lưu ý giữ tương quan sáng tối đã thực hiện ngay từ bước 1 đến bước 4.
-    Phần áo của người mẫu là màu sáng gần bằng độ với da người nên không cần phải diễn tả nhiều nếu muốn.
-    Do tóc của người mẫu là tóc đinh nên tôi xử lý bằng cách đan nét tăng đậm những phần gần chân tóc, sau đó chuốt nhọn chì liên tục để đan nét tỉa từng sợi tóc dựng lên bo tròn theo khối đầu sau đó dùng tẩy lấy sáng nhẹ ở những chỗ tóc bắt sáng.
-    Diện sáng của khối ta nên lên độ đậm vừa phải để đừng tranh chấp với diện tối, cũng như không để bài vẽ bị loạn sáng.
ve-chan-dung-chinh-dien-do-art-4

DoArt xin chúc các bạn có một bài vẽ chân dung đẹp!

@@@@@

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

@ Xem Tin Lưu trữ Blog Phía Dưới