Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2019

@ Một số trường phái trong hội họa

Giới thiệu một số trường phái trong hội họa

Đây là bài giới thiệu được dịch từ blog orangecarton cho nên sẽ không có hội họa của Việt Nam như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống.
Hội họa phương Tây
Trường phái hiện đại
Bắt đầu từ những năm 1860 đến 1970, rất khó có thể định nghĩa như thế nào là hiện đại, có thể hiểu đơn giản đó là sự phá cách so với các bức vẽ truyền thống, là sự pha trộn nghệ thuật từ nhiều nguồn (điêu khắc, âm nhạc, …). Phong cách hiện đại muốn thể hiện tầng suy nghĩ sâu nhất của các họa sỹ, nó không bị giới hạn bởi những phương pháp thông thường, truyền thống trong hội họa.

by Gloria Goodman Bernstein

By Georgia O’Keeffe
Trường phái ấn tượng
Ấn tượng là một phong trào nghệ thuật có nguồn gốc ở Paris vào cuối thế kỷ thứ 19. Phong cách ấn tượng ban đầu thường tạo cảm giác “gai mắt” khi xem, tuy nhiên cảm giác của người xem bị đánh lừa. Đặc điểm chính của trường phái này là dùng nét cọ mỏng, các chủ để phổ biến, thông thường hoặc là những góc nhìn khác lạ,… Cụ thể, các họa sỹ ấn tượng lấy phong cảnh thiên nhiên, đường phố làm chủ đề để vẽ.
Màu đen rất ít được các họa sỹ ấn tượng dụng, để thể hiện những mầu tối, họ sử dụng các mầu bù và họ rất chú ý đến mầu sắc, độ phản chiếu của vật thể trên khung vẽ với thực tế. Có thể coi tranh ấn tượng như một bức ảnh chụp, nhưng màu sắc và chi tiết không bằng.

Claude Monet, Impression, soleil levant (Impression, Sunrise), 1872

Armand Guillaumin, Sunset at Ivry (Soleil couchant à Ivry), 1873

Claude Monet, Woman with a Parasol – Madame Monet and Her Son (Camille and Jean Monet), 1875
Phong cách trừu tượng
Mọi thứ đều được vẽ nhưng không có hình nào giống thật cả. Đó là phong cách trừu tượng.
Trong tranh trừu tượng, ta không bao giờ thấy một hình ảnh cụ thể, thường được tượng trưng bằng màu sắc và hình dạng. Kích thước, hình dạng của các đối tượng được thay đổi để nhấn mạnh hay cường điệu theo ý họa sỹ.
Trên khung vẽ, màu sắc thể hiện cảm xúc, hình dạng thể hiện cho đối tượng và mọi thứ đều có thể được vẽ. Do vậy rất khó để định hình xu hướng của phong cách trừu tượng hiện nay. Tóm lại, phong cách trừu tượng thỏa mãn tính thẩm mỹ và hấp dẫn người xem.

by Victor Figol

Wassily Kandinsky, On White 2, 1923

Robert Delaunay, 1912–13, Le Premier Disque
Trường phái biểu hiện
Phong cách nghệ thuật trừu tượng thể hiện dưới nhiều dạng. Trường phái biểu hiện là một dạng. Ở phong cách vẽ này, những nét vẽ, màu sắc gần với cảm xúc hơn hết. Cảm xúc dâng trào ra nét vẽ của chính nghệ sĩ hay nghệ sĩ muốn truyền cảm xúc đó cho người xem.
Jackson Pollock là họa sĩ tiêu biểu cho trường phái này. Trong hầu hết các tác phẩm, cọ của ông không chạm tới tấm toan. Ông vẩy màu vẽ lên tấm toan. Sự chuyển động của vũ trụ chảy theo màu vẽ. Một nghệ sĩ nổi tiếng khác của trường phái biểu hiện là Vincent Van Gogh.

By Jackson Pollock

The Scream by Edvard Munch (1893)

Ernst Ludwig Kirchner, Nollendorfplatz, 1912
Trường phái lập thể
Họa sĩ nổi tiếng Paul Cezanne từng nói “Chỉ với hình cầu, hình côn và hình trụ có thể vẽ cả thế giới”, về sau nó trở thành nền tảng cơ sở của trường phái lập thể. Ở phong cách trừu tượng này, các hình khối có vai trò quan trọng. Sản phẩm nghệ thuật cuối cùng là sự pha trộn thực thể và một số hình dạng hình học.
Ngày nay thì trường phái lập thể là một dạng của phong cách nghệ thuật trừu tượng. Tuy nhiên, nó đã tồn tại từ lâu, thậm chí từ trước khi phong cách trừu tượng xuất hiện và thịnh hành. Trường phái lập thể được vinh danh nhờ các họa sỹ tài năng như Picasso, Braque, Gris. Nghệ thuật trên thế giới sẽ không đa dạng nếu như không có sự đóng góp của những họa sỹ lớn đó.

Juan Gris, Portrait of Picasso, 1912

‘Cassie Thinking About Cubism’ by Philip Absolon

Pablo Picasso, Les Demoiselles d’Avignon, 1907
Trường phái siêu thực
Đây không phải là phong cách trừu tượng thuần túy bởi có thể nhìn thấy ý nghĩa ngay trong các tác phẩm siêu thực. Trào lưu này bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Tác phẩm của trường phái siêu thực là viết, vẽ, nhiếp ảnh, đồ họa, sắp đặt,… tuy nhiên các bức vẽ là chủ đề chính của trào lưu này. Một vài chi tiết trong tranh siêu thực gây bất ngờ, ấn tượng mạnh với người xem và nó cũng là đặc điểm chính của trường phái này. Thuật ngữ juxtaposition là một đặc điểm khác của trường phái siêu thực, nghĩa là đem hai ý tưởng trừu tượng đặt cạnh nhau trên bức vẽ.

The Persistence of Memory by Salvador Dalí, 1931

by Vladimir Kush
Hội họa phương Đông
Phong cách hội họa Trung Quốc
Hội họa Trung quốc có thể nói lâu đời nhất, bắt đầu bằng nghệ thuật thư pháp dùng mực Tàu và bút lông viết/vẽ lên giấy hoặc lụa, đặc biệt không dùng sơn dầu để vẽ. Hai kỹ thuật hội họa chủ yếu là:
Gong-bi: Xuất hiện cách đây 2000 năm, vào thời nhà Hán. Kỹ thuật vẽ này có độ chi tiết rất cao, đòi hỏi họa sĩ giỏi và tỉ mỉ, họ dùng 4 loại bút để vẽ gồm: Bút Hồng Mao có nét to, dầy để vẽ các đường biên hoặc nền. Yi Wen để vẽ những nét mảnh dài, trang phục chẳng hạn. Ye Jing để vẽ hoa, họa tiết trên chăn, rèm. Xie Zhua là nét nhỏ nhất, mảnh như cánh chuồn. Để tô màu, có ba loại nét: Đại Bạch Vân, Trung Bạch Vân và Tiểu Bạch Vân. Bản vẽ phác thường vẽ trên giấy Điệp, sau đó được vẽ lên loại giấy Dó có độ thấm hút mực cao.

by Emperor Huizong

by Tang Yin

by Qiu Ying
Shui-mo: Tranh thủy mặc dùng mực tàu pha với nước để vẽ trên giấy hoặc lụa. Theo những dấu tích văn bản để lại thì tranh thủy mặc vẽ sơn thủy có từ thời nhà Lưu Tống, thế kỷ thứ V sau đó phát triển dần và du nhập vào Việt Nam, Nhật Bản, Hà Quốc. Để vẽ tranh thủy mặc, họa sỹ cần mài mực và pha với nước theo nhiều tỉ lệ khác nhau, sau đó dùng bút lông để vẽ. Trên một nét vẽ, với họa sỹ giỏi, màu có thể chuyển từ đậm sang nhạt tùy vào lực và tốc độ di chuyển, gọi nét vẽ có sắc điệu.

Bada Shanren

Guo Xi (c.1020 – c. 1090 AD)

Ong Schan Tchow
Phong cách hội họa Trung Quốc rất khác so với phương Tây, thường vẽ cái thần thái chứ không đi vào tả thực. Các màu sắc được sử dụng mức ít nhất.
Trở lại thế kỷ thứ V, hội họa Trung Quốc đề ra 6 quy tắc:
Sinh khí: Là dòng năng lượng xung quanh họa sỹ, tác phẩm và chủ thể được vẽ
Cốt cách: Là cách vẽ riêng của từng họa sỹ, nó còn mang ý nghĩa thể hiện tính cách của họa sỹ.
Sự hài hòa: Các nét vẽ và dạng hình học được đặt trong tổng thể liên quan, thống nhất.
Hợp lý: Của màu sắc
Bố cục:
Kế thừa:
Phong cách hội họa Nhật Bản
Hội họa Nhận Bản có thể mê hoặc ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi sự đơn giản, thanh thoát, nhưng nếu tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta sẽ rơi vào một thế giới mê cung dễ làm ta bối rối, hoang mang. Do vậy, nếu như không quen với hội hyxB, văn hóa Nhật Bản, rất khó để hiểu ý nghĩa của chúng. Hội họa Nhật Bản được xem như bị ảnh hưởng phong cách của Trung Quốc, một số nước phương Đông và phương Tây khác.

“Autumn Grasses in Moonlight” by Shibata Zeshin

“Blind monks examining an elephant”, an ukiyo-e print by Hanabusa Itchō
Ở Nhật Bản có những trường đào tạo riêng các nghệ sỹ đi theo tư tưởng và phong cách vẽ Nhật Bản. Ví dụ như trường “Suibokuga”, mực vẽ sử dụng chỉ là màu đen.Trường này bị ảnh hưởng trực tiếp từ phong cách hội họa của Trung Quốc và đạo Phật.
Ngược lại với trường “Suibokuga”, trường “Kano” được thành lập từ thế kỷ XV sử dụng màu vẽ ngoài màu đen. Ngày nay, trường Kano có nhiều cơ sở, một trong các cơ sở nổi tiếng là “Ukiyo-e”.
Gần giống trường Kano có trường Shijo, chủ thể trong các bức tranh là những người bình thường, những cảm xúc hàng ngày xung quanh. Trường Shijo thiên về siêu thực và biếm họa nhiều hơn.
Đến thế kỷ XIX, một trường có phong cách mới là Nanga được thành lập. Đối tượng vẽ đa dạng hơn, có thể là phong cảnh tự nhiên, cây hoa hoặc lễ hội văn hóa.
Phong cách hội họa Ấn Độ
Trước hết, nền văn hóa Ấn Độ là một nền văn hóa lâu đời và cực kì đa dạng, kết quả là phong cách hội họa bị ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian. Trở lại 5500 năm trước Công nguyên, đã xuất hiện những bức tranh được vẽ trên đá ở hang Ajanta và Ellora. Như vậy, nền hội họa của Ấn Độ xuất hiện rất sớm.
Dưới triều đại hoàng đế Mughal, hội họa Ấn Độ có một bước ngoặt đáng kể, để hình thành lên phong cách vẽ Mughal. Hamzanama là một bức tranh nổi tiếng cho tới tận ngày nay. Dưới thời Mughal, Akbar, Jahangir và Shah Jahan nền nghệ thuật hội họa này được quan tâm phát triển, nhưng đến thời Aurangzeb, nó đã bị thoái trào.
Tới kỷ nguyên của hoàng đế Rajput, các nghệ sỹ quan tâm đến tiểu họa nhiều hơn, và chủ đề các bức vẽ cũng thay đổi, đó là các hiệp sỹ anh hùng Ấn Độ, phong cảnh và cuộc sống con người. Các bức vẽ cũng dùng nhiều mực màu, các màu mực này làm từ nhiều thành phần nguyên liệu quý như đá quý, bạc, thậm chí là vàng. Có thể phải mất đến vài tuần để chuẩn bị mực vẽ một bức tranh.
Tranh Mysore nổi tiếng về độ chi tiết cũng như cách sử dụng màu sắc dịu nhẹ, chủ đề các bức tranh Mysore là các vị thần, phong cảnh xuất hiện trong thần thoại Hindu.
Để tạo một bức tranh Mysore hoàn hảo cần nhiều giai đoạn. Đầu tiên phải vẽ phác thảo trên một tờ giấy dán trên miếng gỗ, sau đó, những chi tiết quan trọng được tô vẽ bằng vàng (vàng lá, vàng cám), cuối cùng mới dùng màu nước để vẽ những phần còn lại, tất nhiên màu nước sử dụng cũng là màu dịu nhẹ.
Tranh Tanjore có lẽ là lại tranh cổ nổi tiếng nhất vùng Nam Ấn. Các điểm đặc biệt của tranh Tanjore là sử dụng màu sắc phong phú, rất chi tiết và sang trọng. Để cho bức tranhh đẹp hơn, các nghễ sỹ đã sử dụng đá quý và thuốc nhuộm.
Tới thời nay, chỉ còn một có một phong cách vẽ đang thịnh hành, phong cách của trường học nghệ thuật Bengal.
Những nghệ sỹ như Abanindranath Tagore đã cổ súy cho phong cách hội họa này mặc dù sau đó còn nhiều tranh cãi, họ luôn có tư tưởng muốn thoát khỏi lối mòn, tư duy truyền thống trong hội họa. Các nghệ sỹ hiện đại ngày nay của Ấn Độ là kết quả của việc đấu tranh thoát khỏi xiềng xích tư duy hội họa truyền thống. Các nghệ sỹ như F.N. Souza, M.F. Hussain, S.H. Raza, … là môt số nghệ sỹ tiêu biểu.
Kết luận
Những nền văn hóa khác nhau trên thế giới sẽ sản sinh ra những phong cách hội họa khác nhau. Tuy tồn tại dưới nhiều hình thức nhưng đều có điểm chung đó đều là nghệ thuật hội họa. Có nhiều tư tưởng, nhiều cách thể hiện nhưng tựu chung đều sử dụng màu sắc để thể hiện trên khung vẽ.
@@@@@

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét